Kinh nghiệm du học: Thư tiến cử - Lettre de recommandation

Kinh nghiệm du học: Thư tiến cử – Lettre de recommandation

Kinh nghiệm du học – kinh nghiệm xin “Thư tiến cử” – “Lettre de recommandation”  từ chị Việt Phương – nhà sáng lập Francophonie Vietnam.

kinh-nghiem-du-hoc-thu-tien-cu
Kinh nghiệm du học: Thư tiến cử – Lettre de recommandation

Chào các em,

Nếu các em đang chuẩn bị hồ sơ đi du học thì việc các trường nước ngoài thường yêu cầu có một lá thư giới thiệu là rất phổ biến và có những chương trình đào tạo thì “Thư tiến cử” là một yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ dự tuyển của các thí sinh. Đặc biệt là trong các chương trình đào tạo chuyên môn sâu, các chương trình đào tạo bậc cao hoặc trong các hồ sơ muốn xin học bổng du học.

“Thư giới thiệu” chính là một phương tiện để hội đồng tuyển sinh hiểu sâu và đánh giá chính xác về những thông tin mà thí sinh đã thể hiện trong hồ sơ như kết quả học tập, bằng cấp, thái độ rèn luyện và đạo đức của thí sinh trong nhiều khía cạnh. 

Sau rất nhiều những lá “Thư tiến cử” đã hướng dẫn cho các em học sinh của mình, Việt Phương chia sẻ là có vài kinh nghiệm để các bạn có một thư giới thiệu có độ tin cậy và tính thuyết phục cao đối với hội đồng tuyển sinh.

1. Các em nên xác định rõ “Ai sẽ là người viết “Thư tiến cử” cho mình?”

Thường thì căn cứ vào từng mục đích và kế hoạch học tập cụ thể để các em xác định được nội dung của “Thư tiến cử” mà mình cần xin cho phù hợp với hồ sơ của mình. Phổ biến có hai đối tượng có thể đạt uy tín với hội đồng tuyển sinh là các giáo sư, giảng viên, giáo viên nếu liên quan đến trường học; Và, cán bộ quản lý hoặc có thể là đồng nghiệp của mình nếu liên quan tới kinh nghiệm và công việc. Người cho “Thư tiến cử” không nhất thiết là giáo sư hay tiến sĩ vì điểm quan trọng là ở nội dung bên trong họ sẽ viết những gì. Tất nhiên, nếu muốn giá trị và độ tin cậy càng cao thì các em nên xin từ những người có vị trí cao, vì danh tiếng càng cao thì thư càng có giá trị.

2. Làm thế nào để xin được một lá “Thư tiến cử” đầy thuyết phục?

Lá thư này quan trọng nên người ta mới yêu cầu. Và tất nhiên hội đồng tuyển sinh sẽ xem xét thư cẩn thận kể cả về nội dung lẫn hình thức trình bày. Chính vì vậy, để có được một lá “Thư tiến cử” có độ tin cậy và thuyết phục cao đòi hỏi các em và người viết thư phải đầu tư cả về thời gian và tư duy logic.

>> Đọc thêm chia sẻ từ cựu sinh viên FVN về chị Bùi Việt Phương

3. Nội dung “Thư tiến cử” là rất quan trọng!

Đây không chỉ là một lá thư trình bày lại quá trình học tập, nghiên cứu mà nó còn cần phải tổng hợp được các thông tin khác liên quan trực tiếp và có giá trị đối với dự định học tập của các em.

Một “Thư tiến cử” chuẩn chỉnh thì nội dung thư sẽ phải giải đáp được các câu hỏi của hội đồng tuyển sinh về mối quan hệ của thí sinh và người viết, khả năng giải quyết các vấn đề của thí sinh trong học tập và cuộc sống, nhưng năng khiếu hoặc kỹ năng nổi bật của thí sinh, thái độ và tính tương tác của thí sinh với những tình huống liên quan,  những cá tính đặc biệt và kỹ năng xã hội của thí sinh, những ấn tượng của người viết về thí sinh… Và rất nhiều thứ khác nữa mà tùy vào từng hồ sơ cụ thể các em có thể xây dựng nội dung của một lá “Thư tiến cử” phù hợp.

4. Cách trình bày thư tiến cử

Cách trình bày “Thư tiến cử” rất quan trọng đối với sự đánh giá của hội đồng tuyển sinh. Bởi nó thể hiện sự hiểu biết về văn hóa viết thư của từng quốc gia, sự chuyên nghiệp, sự nghiêm túc của cả người viết và thí sinh. Điều đó gián tiếp thể hiện sự tôn trọng với người đọc thư và với hồ sơ của chính thí sinh. 

Thư nên được phân chia bố cục rõ ràng. Mở đầu luôn phải chính xác thông tin người gửi – người nhận – thời gian – địa điểm của bức thư này! Tối thiểu và không bao giờ được bỏ sot! Những thông tin được đưa ra phải có bằng chứng cụ thể và logic. Độ dài của thư chỉ gói gọn trong 1 trang A4. Các em có thể tự thiết kế cho riêng mình một mẫu thư chứ không nhất thiết lúc nào cũng lấy theo mẫu trên mạng. Như vậy các em sẽ có được chất riêng và ấn tượng đặc biệt cho hội đồng xét tuyển.

5. Xin chữ ký của người viết thư

Việc xin chữ ký là một trong những chi tiết rất quan trọng để tạo nên sự trung thực và nhận được sự đánh giá cao của hội đồng tuyển sinh. Đối với hồ sơ trực tuyến sẽ dùng chữ ký điện tử còn gửi qua bưu điện sẽ dùng chữ ký tay.

Một số lưu ý trong “Thư tiến cử”

  • NÊN làm nổi bật các thành tích cá nhân và có giá trị nhất với hồ sơ học tập của mình! NÊN sử dụng từ ngữ thể hiện sự tự tin! NÊN cố gắng cung cấp những thông số cụ thể làm mình chứng xác thực…
  • KHÔNG NÊN lặp lại nhiều lần những thông tin đã rõ hồ sơ ứng tuyển! KHÔNG NÊN thể hiện sự khô khan và khuôn mẫu khi viết thư…

“Thư tiến cử” du học thuyết phục thường mang đến cho giám khảo cái nhìn sâu sắc về định hướng nghề nghiệp tương lai, khả năng học thức, động lực, phẩm chất và tiềm năng cá nhân của ứng viên. Vì vậy trong thư nên thể hiện một cách mạnh mẽ nhưng chân thành nhất về những khía cạnh mà lá thư muốn đánh giá thí sinh.

“Thư tiến cử” chỉ là một chi tiết nhỏ trong hồ sơ nhưng lại có giá trị vô cùng lớn. Để có được thư tiến cử phù hợp với hồ sơ và được đánh giá cao bởi hội đồng giám khảo thì việc được “Hướng nghiệp” cho bản thân của các em rất quan trọng. Việc “Hướng nghiệp” sẽ đưa các em đi đúng hướng và làm đúng việc mà một du học xuất sắc cần đạt được.

Hãy bắt đầu bước đầu tiên trong hướng nghiệp bằng việc hiểu bản thân qua công cụ HOLLAND TEST

LÀM TEST HOLLAND

Nhắc nhở để các anh chị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên của Việt Phương lưu ý và thể hiện thật tốt cho hồ sơ của mình!

P/S: Nếu bạn nào đang bí khâu này thì có thể liên hệ chị Việt Phương để được chia sẻ cụ thể về trường hợp của riêng mình nhé! Liên hệ như dưới đây.


Francophonie Vietnam – Chuyên trang du học bằng tiếng Pháp và định cư Pháp & Quebec – Canada. Để được hỗ trợ thông tin, độc giả liên hệ với Francophonie Vietnam qua các kênh sau:

Đăng ký tư vấn

""
1
Tên của bạnyour full name
Số điện thoạiphone
Nội dung bạn quan tâmmore details
0 /

Hotline: 094 532 31 29

Previous
Next

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *