Quản trị kinh doanh - Một ngành học có đáng để theo đuổi

Quản trị kinh doanh – Một ngành học có đáng để theo đuổi

“Quản trị kinh doanh” – Một ngành học có đáng để theo đuổi? – Chia sẻ từ Mrs Việt Phương, nhà sáng lập của FVN

Có ai quan tâm tới việc đi du học và mong muốn học ngành kinh tế không ạ? Cụ thế là ngành “Quản trị kinh doanh”?

Hiện mình đang hướng dẫn cho rất nhiều sinh viên để theo đuổi ngành học này tại Pháp. Có cả những bạn học bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Mình quan sát và nhận ra có một biến đổi trong tư duy và chính sự lựa chọn của các bạn sinh viên. Khi phân tích kỹ càng mới thấy rằng đó chính là tư duy của những người biết nắm bắt cơ hội, của những người có khả năng thích ứng cao và theo kịp sự phát triển của kinh tế trong nước và toàn cầu … Đặc biệt, sự thay đổi và vận động của kinh tế toàn cầu sau trong và sau đại dịch, càng khiến chúng ta phải thật nhạy bén, hiểu biết và cẩn trọng trong việc lựa chọn 1 chương trình học phù hợp trong ngành kinh tế.

quan-tri-kinh-doanh

Khi bàn đến ngành “Quản trị Kinh doanh”, chắc hẳn có nhiều bạn nhận định rằng đây là ngành học rộng, không tập trung đào tạo chuyên môn sâu nên sẽ khó có cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo mọi người thì ý kiến này đúng hay không ạ? Nếu ý kiến trên là đúng thì chắc chắn ngành học “Quản trị kinh doanh” này đã sớm bị đào thải chứ không thể trở thành lựa chọn phổ biến hàng đầu của bao thế hệ sinh viên như thực tế cho thấy. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn hay không để theo đuổi ngành “Quản trị kinh doanh” thì chúng ta nên biết những thông tin về ngành học này thật kỹ càng nhé.

1. Ngành “Quản trị Kinh doanh” cho chúng ta những kiến thức gì?

Chúng ta nên hiểu một cách ngắn gọn, “Quản trị Kinh doanh” là ngành học đào tạo các kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến việc thành lập và điều hành một doanh nghiệp hoặc 1 dự án hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào và ở bất kỳ quốc gia nào. Dù đó là những doanh nghiệp tư nhân, nhà nước hay phi chính phủ… “Quản trị kinh doanh” sẽ cung cấp cho sinh viên tất cả các kiến thức cơ bản và quan trọng trong sự vận hành của một cơ quan hoặc doanh nghiệp như kế toán, marketing, tài chính, quản trị nhân sự,… Bên cạnh đó, ngành học này cũng sẽ cung cấp rất nhiều kỹ năng mềm cho sinh viên liên quan đến công việc như lãnh đạo, quản lý, phân tích, định hướng, lên chiến lược… và giúp các bạn hiểu được về đạo đức trong kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp của mình phát triển như thế nào.

Và khi đã có ý định tìm hiểu và theo đuổi ngành “Quản trị kinh doanh” thì chắc hẳn bạn cũng biết rằng mỗi bộ phận trong công ty đều có ít nhất một nhân viên phụ trách được đào tạo chuyên ngành riêng. Và bạn có thể đặt câu hỏi “Tại sao không học chuyên ngành để dễ kiếm việc mà phải chọn chương trình rộng như Quản trị Kinh doanh? Chúng ta cần lưu ý là là mỗi chương trình học đều có các thế mạnh riêng. Ngành “Quản trị kinh doanh” chính là ngành học sẽ đem lại cho bạn góc nhìn toàn cảnh về tất cả các hoạt động và sự vận hành phát triển của một doanh nghiệp. Trong khi những ngành học chuyên sâu chỉ là một mắt xích trong cả một hệ thống. Một điều đặc biệt nữa là nếu bạn hoàn thành chương trình cử nhân “Quản trị kinh doanh”, bạn có cơ hội thử sức với nhiều công việc chuyên môn. Sau khi có những kinh nghiệm và chắc chắn với định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân, bạn hoàn toàn có thể theo học chuyên sâu ở hệ Thạc sĩ. Như vậy, “Quản trị kinh doanh” sẽ vô hình chung lại là cứu cánh cho rất nhiều bạn trẻ không rõ ràng định hướng nghề nghiệp cho bản thân khi mới hoàn thành chương trình THPT.

Và dù  tương lai bạn không có ý định đảm đương vị trí quản lý hay thành lập doanh nghiệp riêng thì khi theo học “Quản trị kinh doanh” bạn cũng có những kỹ năng để hiểu được tư duy của lãnh đạo, từ đó có thể hoàn thành tốt nhất công việc được giao và phối hợp với họ trong công việc để thành công hơn. Ngoài ra, con đường thăng tiến lên vị trí quản lý cũng sẽ thuận lợi hơn khi bạn được đào tạo từ ngành này.

2. Những lý do để học “Quản trị Kinh doanh”?

2.1. Có thể đảm trách nhiều vị trí trong công ty

Ngoại trừ những vị trí đòi hỏi chuyên môn cao như kế toán thì sinh viên “Quản trị Kinh doanh” sau khi ra trường gần như đều có thể đảm đương hầu hết các vị trí trong công ty từ nhân viên hành chính, bán hàng, tư vấn viên, nhân sự, truyền thông… Bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong trong công việc khác nhau. Ngoài ra, bạn còn có khả năng linh hoạt có thể luân chuyển giữa các vị trí khác nhau trong trường hợp công ty gặp tình trạng thiếu nhân sự hoặc do chính bản thân bạn muốn thay đổi và thử sức với nhiều chuyên môn khác nhau chứ không nhất thiết phải làm một công việc trong một thời gian rất dài.

2.2. Sự phát triển nghề nghiệp hoặc học tập rộng mở

Vốn dĩ “Quản trị kinh doanh” này đào tạo cho sinh viên nhiều chuyên môn nên bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn để học chuyên sâu hơn ở hệ thạc sĩ. Khối ngành này được rất nhiều người trong rất nhiều lĩnh vực công việc quan tâm nên chương trình học rất đa dạng với hình thực đào tạo linh hoạt để phù hợp với tất cả mọi người. Hiện nay, rất nhiều trường đại học của nhiều quốc gia còn có chính sách học bổng cho ngành học này.

2.3. Đào tạo tư duy khởi nghiệp

Quá trình hình thành tư duy khởi nghiệp theo hệ thống và nhanh hơn những bạn chọn ngành khác nếu bạn định hướng theo học ngành “Quản trị kinh doanh” ngay từ đầu. Đặc biệt, khi đi du học ngành này ở những quốc gia phát triển, được học hỏi chính sự phát triển và những kinh nghiệm của họ. Từ đó bạn sẽ chủ động mày mò, thử nghiệm và phát triển kiến thức và kinh nghiệm của bản thân trong lĩnh vực kinh doanh. Bất cứ lĩnh vực nào cũng vậy, bạn càng có nhiều kinh nghiệm thì khả năng thành công và khả năng cạnh tranh của bạn sẽ tốt hơn.

Đăng ký tư vấn du học Pháp và du học Canada ngành Quản Trị Kinh Doanh

Đăng ký ngay

3. Bạn có phù hợp học ngành “Quản trị Kinh doanh” không?

3.1. Phải có đam mê kinh doanh

Đam mê kinh doanh có nghĩa là bạn phải thực tế, luôn  bán sát và theo dõi những chuyển biến của thị trường, luôn sẵn sàng tư vấn về các sản phẩm và dịch vụ của mình cho khách hàng mọi lúc mọi nơi… Nếu bạn yêu thích mọi công đoạn của việc bán hàng thì ngành học ngành học ngày là một sự lựa chọn không đối thủ.

3.2. Thích những con số

Ví dụ những con số trong báo cáo tài chính hay kế hoạch thu chi và làm thế nào để tạo được con số lợi nhuận… Không phải ai cũng có thể đối mặt, chịu đựng áp lực và làm việc tốt để đạt tiêu chuẩn cho những con số này. Vì vậy, nếu bạn tự nhận thấy mình không thực sự đam mê và không chịu được áp lực những con số đó không nên lựa chọn học ngành này. Một lời khuyên cho bạn là hãy thử làm test “Hướng nghiệp” xem bản thân mình có phù hợp với ngành này hay không đó nhé. Sẽ vô cùng giá trị và hữu ích cho các bạn nhé.

3.2. Tinh thần làm việc nhóm 

Sự tồn vong của một doanh nghiệp cần phải tổng hòa nhiều mối quan hệ. Đặc biệt cần phải có một đội ngũ nhân sự phối kết hợp hài hòa, từ vị trí quản lý đến các vị trí công việc khác. Nếu bạn thích làm việc một cách độc lập hoặc ít bị sự chi phối nhất có thể thì kinh doanh không phải là ngành học lý tưởng cho bạn rồi.

3.3. Tư duy nhạy bén và thực tế

Thương trường luôn biến đổi không ngừng theo xu hướng phát triển chung của ngành kinh tế. Bạn cần phải linh hoạt thích nghi với tình hình thực tế. 

3.4. Thích và có khả năng giao tiếp với mọi người

Khả năng tương tác luôn được đề cao trong lĩnh vực này. Nếu bạn thực sự yêu thích lĩnh vực kinh doanh thì nên chủ động cải thiện và trau dồi những kỹ năng giao tiếp, thương thuyết và đàm phán với mọi người thì mới có thể thành công.

Bạn có phù hợp để theo học ngành Quản Trị Kinh Doanh không?

LÀM TEST HOLLAND

4. Nên chọn “Quản trị Kinh doanh” ở đâu?

Như đã nói ở trên, “Quản trị Kinh doanh” là ngành học phổ biến nên hiện có rất nhiều trường đại học Việt Nam đào tạo ngành này. Một số cái tên tiêu biểu bạn có thể tham khảo như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Tài chính – Marketing, Đại học Ngoại thương… Mỗi khu vực đều có các trường đại học nổi bật trong việc giảng dạy Quản trị Kinh doanh nên bạn hãy chọn trường nào phù hợp với các điều kiện của bản thân.

Tuy nhiên nếu có điều kiện thì bạn nên cân nhắc đến phương án du học ngành “Quản trị Kinh doanh” ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Pháp, Đức… để học hỏi những sự tân tiến của họ ngay cả ở nền giáo dụng và phát triển kinh tế xã hội. Ở mỗi quốc gia đều có đặc thù và thế mạnh riêng. Quan trọng là bạn thích đất nước nào. Và quan trọng hơn nữa là phải căn cứ vào khả năng của bản thân và tất cả các yếu tố cần và đủ của 1 kế hoạch du học nhé!

Chúc các bạn luôn thành công với kế hoạch học tập và nghề nghiệp với ngành “Quản trị kinh doanh”!

>> Tìm hiểu các ngành du học Pháp 2021


Francophonie Vietnam – Chuyên trang du học bằng tiếng Pháp và định cư Pháp & Quebec – Canada. Để được hỗ trợ thông tin, độc giả liên hệ với Francophonie Vietnam qua các kênh sau:

Đăng ký tư vấn

""
1
Tên của bạnyour full name
Số điện thoạiphone
Nội dung bạn quan tâmmore details
0 /

Hotline: 094 532 31 29

Previous
Next

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *