Pháp 12/4/2020 – Covid 19 – Đối với du học sinh trên toàn thế giới vào thời điểm này có lẽ đây là thời điểm bắt buộc phải sống chậm. Đây cũng là lúc ai cũng có những khó khăn của riêng mình. Kể chọn quay về, người chấp nhận ở lại vì vô vàn lý do khác nhau. Có chăng sự cố bất ngờ của tạo hóa đâu đó mang lại những giây phút yên bình lắng đọng về nỗi niềm của một du học sinh Pháp chọn cách ở lại để rồi “vỡ mộng” về một nước Pháp nhiều mộng mơ ….
Vỡ mộng 1: Du học Pháp khó làm hồ sơ lắm!
Còn nhớ một ngày mùa hè cuối tháng 6, tình cờ gặp một DHS Pháp và qua câu chuyện, tôi không nhớ rõ quá nhiều chi tiết, chỉ nhớ duy nhất câu: “Du học Pháp không khó như em tưởng đâu”. Thế là tôi đã thử tìm hiểu, bắt đầu, trải qua và cho đến ngày bước chân ra khỏi sân bay Charles De Gaulle – câu chuyện của đúng 6 tháng sau ngày tôi nghe câu nói ấy. Tôi mới vỡ mộng rằng “giá như tôi biết rằng đi pháp dễ như thế này sớm hơn!”.
Vỡ mộng 2: Giật gấu vá vai với chi phí cuộc sống
Bỏ qua mức học phí “vô cùng vừa phải” mà tùy trường và tùy thành phố thì chi phí chi trả cho cuộc sống còn khiến tôi vỡ mộng nhanh hơn. Lẽ dĩ nhiên ai cũng phải trải qua cảm giác không hiểu gì, chưa biết gì những ngày mới sang nhưng ra ngoài năm châu biển lớn thì bạn buộc lòng phải hỏi, tìm hiểu và mày mò để rồi từ đó giữ lấy kinh nghiệm riêng cho mình. Rồi cũng nhờ như vậy: tôi biết thế nào là CAF để được hỗ trợ tiền nhà, tôi biết rằng thẻ sinh viên “quyền lực” đến đâu khi gần như mua vé gì cũng có thể giảm giá cho sinh viên, mà bạn biết đấy: bảo tàng, lâu đài, vé xem phim,… ở Pháp thì vô vàn. Chưa kể thực phẩm ở Pháp cũng chỉ là con số vô cùng khiêm tốn nếu bạn gói ghém cho mình kinh nghiệm nấu ăn cơ bản trước khi ở nhà. Mà nếu chưa chuẩn bị thì cũng chả sao, bởi vì nếu nghĩ đến những cốc trà sữa khi thèm, những bộ quần áo đẹp hay những chuyến du lịch xa, bạn không thể mãi ăn hàng ở ngoài bởi không nơi đâu rẻ đến tuyệt vời như Tổ quốc thân yêu của chúng ta cả. Nhưng như vậy cũng đủ chứng minh rằng tôi vô cùng sang chảnh và rất ukie với chi phí hiện tại ở đất nước “chính quốc” này rồi. Thêm 1 lý do để tôi phải nói rằng “chưa bao giờ hối hận khi chọn đi du học Pháp!”.
>> Đọc thêm “Có nên làm thêm khi đi du học”.
Vỡ mộng 3: Trường đắt đỏ chỉ dành cho học sinh kém!
Kinh nghiệm lớn nhất mà tôi góp nhặt được sau hơn 1 năm sống tại Pháp chính là câu: Tiền nào của nấy. Số tiền bạn bỏ ra luôn luôn tỉ lệ thuận với kinh nghiệm, kiến thức mà bạn có được. Tôi may mắn học được ở ngôi trường với giá không phải là rẻ so với mặt bằng chung, nhưng, chỉ sau 1 năm học tại đây, bên cạnh kiến thức đã học, tôi còn có thể cởi mở hơn khi chia sẻ vấn đề của mình vì giáo viên luôn quan tâm và hỏi han những vấn đề họ có thể giúp đỡ. Họ đã xuất sắc biến trường học không còn chỉ là nơi trao đổi kiến thức giữa thầy và trò, mà đó còn là trạm đồng hành sẵn sàng giúp đỡ, tư vấn, quan tâm với những sinh viên ngoại quốc nơi xứ người. Tôi đã thầm cảm ơn những thứ mà ngôi trường tôi đã được học mang đến cho tôi! Điều đó càng làm tôi thấy hụt hẫng hơn khi học ở một trường với học phí thấp hơn. Khi mà tất cả những điều tôi có được từ trường học cũ: “giờ-cái-gì-cũng-giảm-đi-một-chút-nhưng-có-thứ-giảm-đi-nhiều-chút …”.
Vỡ mộng 4: Phải bục mặt cày mới có tiền du lịch
Nếu kiếm tiền là nghĩa vụ cả một đời thì thanh xuân là muôn vàn trang giấy trải nghiệm. Vì đời người không đủ dài để có thể biết hết mọi thứ trên đời nên hãy khám phá chân trời mới khi ta còn có thể. Tự kiếm tiền và biết cách tận dụng mọi ưu đãi không chỉ là bản chất của tôi mà còn là của rất nhiều sinh viên khác. Hơn nữa tôi lại là 1 du học sinh nữa. Điều đó sinh viên sẽ giúp những du học sinh không có quá nhiều tiền như tôi vừa học hỏi và rèn luyện nhiều điều hay mà cũng biết cách sống có trách nhiệm hơn với bản thân mình. Tự kiếm được tiền tôi cũng tự tin và thoải mái cho sự hưởng thụ của bản thân. Bằng những chuyến bay giá rẻ, hệ thống tàu TGV hiện đại hay vi vu trên những chuyến xe Flixbus, tôi đã có mặt ở 8 thành phố lớn nhỏ của nước Pháp với chi phí vô cùng dễ thở. Ấn tượng lắm mọi người ơi! Tôi nghĩ lại, chính trải nghiệm đi làm thêm này cho tôi sự trưởng thành thực sự! Những bài học về cuộc sống của 1 du học sinh vô cùng quý giá. Và nước Pháp là một nơi mà tôi có thể làm được nhiều thứ hơn những gì mình đã tưởng tượng!
Vỡ mộng 5: Quá trình làm hồ sơ du học Pháp sẽ vô cùng cam go và phức tạp
Nửa năm quen biết và làm việc với chị Bùi Việt Phương trong quá trình hoàn thiện hồ sơ du học Pháp – tình cờ, theo dõi và tự tìm hiểu về con người và style làm việc của chị. Cũng mất khá nhiều thời gian để tôi đưa ra quyết định lựa chọn người đồng hành và 1 công ty uy tín để gửi hồ sơ. Có thể nói “tôi là một trong những khách hàng khó tính, khó chiều và lạ tính nhất” theo lời nói của chị. Mà tôi thấy cũng đúng! Tôi vướng víu vài chỗ chưa được toàn vẹn trong chính hồ sơ của mình. Nhưng chính những định hướng và những chia sẻ của chị đối với việc xây dựng 1 kế hoạch du học Pháp hoàn toàn thuyết phục đối với Lãnh sự quán Pháp. Chưa bao giờ chị làm tôi cảm thấy bất an về những điểm yếu trong hồ sơ của mình, mà lúc nào cũng chỉ thấy “không sao đâu em, mình hãy làm tất cả những gì tốt nhất, hãy tìm cách dìm những điểm xấu và biết cách tô màu cho những điểm tốt trong hồ sơ của mình chứ!” Đồng hành cùng tôi thời điểm đó, tôi cũng chứng kiến nhiều trường hợp có nguy cơ lỗi hẹn với nước Pháp rất cao. Nhưng rồi hồ sơ của họ cũng thành công bởi sự mát tay của chị. Điều này chỉ có được ở một người thông thái, từng trải, có kinh nghiệm lâu năm và thực sự có tâm với sinh viên trong cả một hỗ trợ hồ sơ. Rồi còn chuyện tôi dở khóc dở cười với việc học tiếng Pháp. Có những cuộc điện thoại của hai chị em đến cả tiếng đồng hồ vào những lúc nửa đêm khi các em bé của chị đã ngủ, chỉ vì cái việc “lo lắng tôi có học tốt không? Có thi đạt chứng chỉ không???” … rồi còn tâm sự các câu chuyện bên lề… Ôi nhiều thứ quá, kể 1 trang giấy không hết nổi! Cho tới tận ngày hôm nay, tôi mới nghiệm ra cái gì gọi là “đúng người đúng thời điểm”. Đến sang tận bên này, đôi khi tôi vẫn nhận được những lời hỏi han, quan tâm từ chị. Tự nhiên du học Pháp làm gì rồi bây giờ tôi có luôn một bà chị ở nhà lúc nào cũng hỏi han, lo lắng chả khác gì ruột thịt. Đồng hành với chị, tôi dần quen với câu cửa miệng mà chị lúc nào cũng quát: “Học đi, thế giới còn lại để chị lo”.
>> Đọc thêm “Hướng dẫn hồ sơ du học Pháp 2020-2021 chuẩn
Giờ đây, khi cách chị 5 múi giờ, đến với chân trời mà em hằng ước mơ, ngoài lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Chúc chị luôn mạnh khỏe, vui tươi để có sức đồng hành và quát mắng các em học sinh tiếp theo của mình. Chị hãy luôn khỏe để mang lại cho các bạn những “niềm vui nhỏ trong hoài bão lớn của cuộc đời” như em nhé! Biết vỡ mộng thế này em không lăn tăn đến mấy tháng trời rồi mới chốt chị. Em chỉ muốn nói là: “Chị để em lớn đi, bớt chăm bẵm em như thế em hư đấy!”. Nếu quay ngược lại quá khứ hay đôi lời gửi đến tương lai, vẫn chắc nịch khẳng định rằng, chọn Francophonie Vietnam và bắt tay với chị Việt Phương là một trong những quyết định đúng đắn nhất trong đời.
Trong khi ở bán cầu Nam xa xôi, du học sinh bẽ bàng nhận khuyến cáo về nước chống dịch, đâu đó khắp thế giới du học sinh vẫn phải căng thẳng chờ ngày virus Corona chán chê bỏ đi, nước Pháp và châu Âu vẫn đang oằn mình cố gắng vượt qua đại dịch của nhân loại. Ngồi trước ban công, ê a bài đọc tiếng Pháp, bỗng chốc tôi tặc lưỡi: “Vỡ mộng rồi du học Pháp có khó khăn gì đâu ta”. Ahihi.
Nguồn: Chia sẻ từ du học sinh Pháp Ng. Hương.
Đăng ký ngay để được hỗ trợ tư vấn và làm hồ sơ du học Pháp với chị Việt Phương FVN!
Đăng ký ngay
Francophonie Vietnam – Chuyên trang du học bằng tiếng Pháp và định cư Pháp & Quebec – Canada. Để được hỗ trợ thông tin, độc giả liên hệ với Francophonie Vietnam qua các kênh sau:
- Hotline: 094 532 31 29
- Điền đơn đăng ký: http://bit.ly/francovn
- Inbox fanpage: https://www.facebook.com/franco.edu.vn
- Trực tiếp tại VP: 87 Nguyễn Thái Học, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, Hà Nội