Cùng tìm hiểu về hệ thống giáo dục của Pháp trước khi tìm hiểu kỹ hơn về các khía cạnh khác trên chặng đường du học!! Bạn có thể dùng thông tin này để so sánh với các lựa chọn du học nước khác cũng như xác định bậc học bắt đầu cho bản thân hoặc cho con mình!
Hệ thống giáo dục của Pháp được chia thành 3 cấp chính: Tiểu học – Trung học – Cao học. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc tới sự hoạt động của các nhà trẻ. Bởi, việc đưa trẻ đi lớp ngay từ khi con mới chỉ vài tháng tuổi là điều có thể xảy ra tại Pháp. Nhưng nói đúng ra thì nhà trẻ không nằm trong hệ thống giáo dục của Pháp. Thật vậy, hệ thống giáo dục của quốc gia này thực sự bắt đầu từ cấp tiểu học.
1. Giáo dục bậc Tiểu học
Cấp Tiểu học được chia thành hai phần: trường mẫu giáo (école maternelle) và trường tiểu học (école primaire), dành cho trẻ có độ tuổi từ khoảng 3 đến 10.
Trường mẫu giáo được chia thành 3 lớp (theo độ tuổi của trẻ):
- Trẻ 3 tuổi: Petite Section
- Trẻ 4 tuổi: Moyenne Section
- Trẻ 5 tuổi: Grande Section
Tại đây, mỗi lớp có 2 đến 3 cô giáo phụ trách khoảng 15-20 em.
Trường tiểu học dành cho trẻ từ 6 đến 10 tuổi, cụ thể:
- Lớp 1: CP (cours préparatoire)
- Lớp 2: CE1 (cours élémentaire)
- Lớp 3: CE2
- Lớp 4: CM1 (cours moyen)
- Lớp 5: CM2
Ở tiểu học, mỗi lớp sẽ có 1 giáo viên chủ nhiệm và có thể thay đổi theo từng năm.
2. Giáo dục bậc Trung học
Trẻ có độ tuổi khoảng từ 10-11 tuổi bắt đầu vào học trung học cho đến năm 17-18 tuổi. Khác với Tiểu học, ở bậc Trung học, các em sẽ được nhiều giáo viên khác nhau của từng bộ môn giảng dạy.
Bậc Trung học cũng được chia làm hai: trường cấp 2 (THCS) và cấp 3 (THPT).
Ở cấp 2, tên gọi của các lớp có sự khác biệt so với Việt Nam, được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: lớp 6 (6e) – lớp 7 (5e) – lớp 8 (4e) – lớp 9 (3e). Vào năm cuối của THCS (lớp 9), học sinh phải tham gia thi tốt nghiệp. Đây là kỳ thi đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh trong suốt 4 năm học THCS.
Về mặt lý thuyết, tất cả người dân Pháp đều biết rằng ở Pháp, việc phải đi học cho đến năm 16 tuổi là bắt buộc. Trái lại, việc vào cấp 3 hay không thì không hề phụ thuộc vào kỳ thi này!
Đối với cấp 3, trường ở Pháp cũng chia thành 3 lớp: lớp 10 (la Seconde) – lớp 11 (la Première) – lớp 12 (la Terminale). Vào năm cuối của THPT (lớp 12), tất cả học sinh đều phải tham dự kỳ thi rất quan trọng: đó là kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 (le Baccalauréat). Để vượt qua kỳ thi này, học sinh cần phải đạt ít nhất điểm trung bình (10/20) và sẽ được trao bằng tốt nghiệp. Với tấm bằng này, các em mới có thể đăng ký dự tuyển vào bậc Cao học (Đại học).
Kiểm tra trình độ tiếng Pháp của mình ngay để được tư vấn lộ trình học phù hợp bởi FVN:
LÀM BÀI NGAY
Lưu ý:
- Trước đây, khi nói đến ngoại ngữ, học sinh bắt đầu được học tiếng Anh – ngoại ngữ đầu tiên ở lớp 6. Sau đó lên lớp 7, các em có thể chọn ngôn ngữ thứ hai để theo học.
Trẻ em ngày nay nói chung học tiếng Anh từ tiểu học. Và đến lớp 7, ngoại ngữ thứ hai mà học sinh thường chọn học đó là tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Đức.
- Cần phải phân biệt rõ giữa trường công và trường tư:
Trong các cơ sở đào tạo công lập ở Pháp, học sinh được miễn học phí và đây là cơ sở không phân biệt tôn giáo, sắc tộc. Khi bố mẹ quyết định cho con theo học trường công lập, thường họ sẽ chọn cơ sở gần nhà nhất.
Các cơ sở đào tạo tư thường hợp tác với Nhà nước hoặc có thể nhận được các khoản tài trợ để có thể giảm phí đăng ký cho học sinh.
3. Giáo dục bậc Cao học (Đại học)
Đây là cấp học cao nhất trong hệ thống giáo dục của Pháp. Ở bậc học này, vẫn có các trường công lập và tư thục để học sinh, sinh viên lựa chọn.
Bậc Cử nhân tại Pháp được học trong 3 năm, Thạc sĩ được đào tạo trong 2 năm và Tiến sĩ là 1 năm. Ngoài ra, còn có nhiều chương trình học ngắn hạn khác như BTS (2 năm), DUT,…
Trường đại học tại Pháp còn được gọi là “FAC”. Những trường đại học này thường là công lập. Sinh viên có thể chọn theo học ở đó trong số rất nhiều ngành khác nhau như toán học, triết học, vật lý, sinh học, nhân văn, v.v.
Đối với những ai có mong muốn trở thành giáo viên, họ cần phải vượt qua một cuộc thi để được giảng dạy trong các trường tiểu học, trung học cơ sở hay trung học phổ thông.
Trường đại học cũng có các khóa đào tạo ngắn hạn, mang tính cụ thể và thực tiễn hơn, giúp sinh viên định hướng tốt hơn và tiếp xúc gần hơn với thị trường lao động.
Đối với chuyên ngành y học, sinh viên cần phải tham gia kỳ thi tuyển chọn vào năm thứ nhất và phải nằm trong danh sách sinh viên xuất sắc nhất. Sau đó, sinh viên mới có thể được xem xét vào học năm thứ hai.
Vì vậy, sinh viên nên cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn các chuyên ngành này: y học, nha sĩ,…
Đăng ký ngay để được tư vấn chọn ngành học phù hợp từ chuyên gia FVN
Đăng ký ngay
Tiếp đến, bậc Cao học còn có nhiều trường được gọi là trường lớn (Grandes Écoles). Đây là các cơ sở đào tạo rất có tiếng và chất lượng cao, bao gồm cả trường công và trường tư.
Thông thường, các trường kỹ sư đều là trường công lập. Để gia nhập vào những trường này, sinh viên nhìn chung phải dành 2 năm học dự bị (sau khi tốt nghiệp THPT). Vào cuối năm thứ hai, sinh viên tham dự kỳ thi tuyển để có thể lựa chọn cơ sở đào tạo phù hợp với kết quả thi. Ngôi trường kỹ sư nổi tiếng nhất ở Pháp là trường Polytechnique và sinh viên rất khó mới có thể được trúng tuyển vào đây.
Ở Pháp cũng có các trường về kinh doanh. Hầu hết các trường này đều là trường tư, tuy nhiên, có một số là trường công. Việc ứng tuyển vào các trường này cũng tương tự như đối với các trường kỹ sư. Tuy nhiên, về mặt tổng quát thì trường kinh doanh có mức độ ứng tuyển không cao bằng và cũng không đồng nhất như những trường đó, tùy theo một số trường.
Ngoài ra còn có các trường dành riêng cho khoa học chính trị, đó là Sciences Po. Ngôi trường lớn nhất dành cho các quan chức cấp cao của Pháp, thường là các chính trị gia, là ENA.
Tiếp theo, không thể không nhắc chuyên ngành văn chương. Cũng có nhiều trường lớn chuyên đào tạo về lĩnh vực này.
Cuối cùng, đó là các trường về mỹ thuật, kiến trúc và thú y.
Lưu ý:
Ở Pháp, có nhiều chương trình học bổng dành cho sinh viên không có đủ điều kiện về mặt tài chính có thể vào học đại học hay các trường học bậc cao khác.
Sinh viên nước ngoài cũng có nhiều khả năng xin học được học bổng. (Đừng do dự tìm hiểu thông tin về học bổng trên Internet và cũng đừng ngần ngại để liên hệ với một tổ chức giáo dục chuyên về lĩnh vực này nhé.)
>> Tìm hiểu thêm về các ngành học du học Pháp
Francophonie Vietnam – Chuyên trang du học bằng tiếng Pháp và định cư Pháp & Quebec – Canada. Để được hỗ trợ thông tin, độc giả liên hệ với Francophonie Vietnam qua các kênh sau:
- Hotline: 094 532 31 29
- Điền đơn đăng ký: http://bit.ly/francovn
- Inbox fanpage: https://www.facebook.com/franco.edu.vn
- Trực tiếp tại VP: 87 Nguyễn Thái Học, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, Hà Nội